Xe nâng điện là loại xe nâng hàng sử dụng động cơ điện để vận hành. Nó được thiết kế để nâng và di chuyển các loại hàng hóa nặng trong kho bãi, nhà máy và các khu vực logistics. Xe nâng điện hoạt động bằng pin sạc, thân thiện với môi trường và phù hợp sử dụng trong không gian kín.
Xe nâng điện có cấu tạo gồm khung xe, cột nâng, càng nâng và hệ thống điều khiển. Động cơ điện giúp xe di chuyển và nâng hạ hàng hóa một cách êm ái, chính xác. So với xe nâng dầu diesel, xe nâng điện có ưu điểm là không phát thải, ít tiếng ồn và chi phí vận hành thấp hơn. Tuy nhiên, thời gian sử dụng liên tục bị hạn chế bởi dung lượng pin.
Nhìn chung, các loại xe nâng điện hiện nay được chia thành hai nhóm chính là xe đứng lái và xe ngồi lái. Cụ thể:
– Xe nâng điện đứng lái: Đúng như tên gọi, dòng xe này không có ghế dành cho người lái. Xe được thiết kế tinh gọn để phù hợp sử dụng cho cả những không gian rộng và hẹp. Xe nâng điện đứng lái còn chia thành hai nhóm nhỏ là xe có bệ đứng lái và xe có buồng lái.
– Xe nâng điện ngồi lái: Trái với xe nâng điện đứng lái, phần buồng lái của xe nâng điện ngồi lái được trang bị ghế ngồi thoải mái dành cho người điều khiển xe. Ngoài ra, xe còn được trang bị các tiện ích thông minh khác như hộp số tự động, bảng điều khiển,cảm biến người vận hành,… Nhờ vậy mà quá trình vận hành xe nâng điện ngồi lái sẽ dễ dàng và thoải mái hơn.
Các thành phần cấu tạo cơ bản của xe nâng điện
Xe nâng điện là một thiết bị nâng được sử dụng rộng rãi trong di chuyển và xếp dỡ hàng hóa hiện nay. Tuy từng hãng sản xuất sẽ có những mẫu xe nâng điện với thiết kế riêng, nhưng chúng đều có chung một số đặc điểm cấu tạo cơ bản. Sau đây là những thành phần quan trọng cấu tạo nên xe nâng điện chi tiết:
Trụ nâng là cụm thẳng đứng được lắp ở phía trước xe nâng, có nhiệm vụ nâng, hạ hàng hóa cũng như nâng đỡ càng nâng. Vì thế, bộ phần này được chế tạo chắc chắn từ các nguyên vật liệu có khả năng chịu lực tốt. Nhờ vậy mới có thể đảm bảo được hiệu suất vận hành và đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
Có 2 loại trụ nâng cơ bản bao gồm trụ nâng giới hạn nâng hạ (limited free lift) và không giới hạn nâng hạ(full free lift), bên cạnh đó tùy vào mục đích sử dụng, độ cao nâng mà khách hàng có thể chọn trụ nâng 2 tầng, 3 tầng và 4 tầng.
Giá đỡ tải hỗ trợ trụ nâng làm nhiệm vụ nâng đỡ hàng hóa. Bộ phận này được chế tạo từ thép dày nhằm đảm bảo chịu được tải trọng lớn và góp phần bảo vệ hàng hóa trong quá trình nâng hạ.
Càng nâng là bộ phận của xe nâng điện trực tiếp tác động lên các pallet hàng hóa trong quá trình vận hành xe. Hình dáng gần giống chữ L, được gắn vào giá nâng nhờ các chốt.
Đây là bộ phận hết sức quan trọng trên xe nâng điện. Đúng như tên gọi, đối trọng có chức năng giữ thăng bằng cho xe trong quá trình nâng hạ, di chuyển hàng hóa.
Khung bảo vệ trên xe nâng điện được chế tạo từ kim loại chắc chắn. Điều này nhằm bảo vệ sự an toàn của người điều khiển xe, giúp tránh các vật rơi từ trên cao cũng như những tác động từ bên ngoài.
Xe nâng điện cần có động cơ điện để vận hành. Động cơ này là một hệ thống mô tơ khép kín được tích hợp bên trong xe. Các dòng xe khác nhau sử dụng động cơ điện khác nhau.
Hệ thống điều khiển xe nâng giúp kết nối người sử dụng với bộ máy của xe. Hệ thống này vận hành thông qua các cảm biến từ và hệ thống bo mạch điều khiển bên trong.
Các bo mạch điều khiển chứa các con chíp điện tử. Hệ thống các bo mạch này giao tiếp với nhau thông qua các con chíp để truyền dẫn tín hiệu từ người điều khiển xe đến các bộ phận của xe.
Bánh xe nâng điện được chế tạo từ nhựa PU cao cấp hoặc cao su. Hệ thống bánh xe trên xe nâng điện bao gồm các bánh tải và bánh lái giúp cho xe di chuyển trơn tru trong quá trình vận hành.
Để vận hành xe nâng điện hiệu quả, người sử dụng cần nắm được nguyên lý làm việc của xe. Xe nâng điện sử dụng nguồn điện được cung cấp bởi hệ thống bình điện. Động cơ điện sử dụng trên xe là DC hoặc AC. Thời gian sạc cho bình điện của xe giao động từ 6-8 tiếng trên 1 lần sạc.
Xe nâng điện sử dụng nguồn điện được cung cấp bởi hệ thống bình điện
Xe nâng điện có hai hình thức hoạt động chính là di chuyển hàng hóa từ nơi này đến nơi khác và nâng hàng hóa từ vị trí thấp lên cao (và ngược lại). Trong đó, quan trọng nhất là chức năng nâng, hạ hàng hóa ở những độ cao nhất định. Cụ thể, quá trình này diễn ra như sau:
Hotline